Tiểu sử Uyên Cái Tô Văn

Uyên Cái Tô Văn sinh ra trong một gia tộc môn phiệt họ Uyên. Ông của Cái Tô Văn là Uyên Tử Du (Yeon Ja-yu) và cha là Uyên Thái Tộ (Yeon Taejo) đều làm Mạc li chi (như Tể tướng).

Tư liệu về Uyên Cái Tô Văn chủ yếu là Tam quốc sử ký, Tân Đường Thư và văn bia ở mộ của hai con trai ông là Uyên Nam SinhUyên Nam Sản. Sách sử của nhà Đường đổi họ của ông từ Uyên thành Tuyền để tránh phạm húy Đường Cao Tổ (Lý Uyên). Sách sử Nhật Bản là Nhật Bản thư kỷ (Nihon Shoki) gọi ông là Iri Kasumi (伊梨柯須彌; Y Lê Kha Tu Di).

Lo lắng trước thế lực ngày một lớn của Uyên Cái Tô Văn, vua Cao Câu Ly lúc đó là Vinh Lưu Vương cùng một số cận thần mưu toan bắt ông vào lễ tấn phong ông làm Đông Đô đại nhân. Biết được kế hoạch của vua, Uyên Cái Tô Văn đã tấn công và giết vua Vinh Lưu Vương. Sử nhà Đường và sử Triều Tiên ghi rằng người của ông đã không cho thực hiện lễ tang cho nhà vua bị sát hại. Uyên Cái Tô Văn đưa cháu họ của Vinh Lưu Vương là Bảo Tạng Vương lên làm vua. Còn bản thân ông tự xưng là Đại mạc li chi và trở thành người cai trị Cao Câu Ly trên thực tế cho đến tận năm 666 - khi ông qua đời.[3]

Chiến thắng của ông và quân dân Cao Câu Ly là một sự kiện lịch sử quan trọng ở Đông Bắc Á, dẫn tới sự liên minh giữa nhà Đường và Tân La. Mâu thuẫn nội bộ của Cao Câu Ly một phần do Uyên Cái Tô Văn gây ra và liên minh Đường - Tân La là nguyên nhân dẫn tới Cao Câu Ly sụp đổ, giúp Tân La thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Liên quan